Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

0 Những nguyên nhân có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước

Sử dụng quá nhiều thuốc thực vật, những trận lũ lớn, sự phát triển công nghiệp... là một số nguyên nhân có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước ở Ninh Thuận.

Tỉnh Ninh Thuận có lượng mưa trung bình phổ biến từ 800 mm đến 1.200 mm, song lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng trung bình nhiều năm lại có trị số cao tới 1.800-1.900 mm. Bởi vậy, dòng chảy nước mặt được sản sinh từ mưa chỉ có khoảng hai tỷ mét khối và được bổ sung khoảng một tỷ mét khối từ ngoài tỉnh.

Rác thải bị vứt vô ý thức làm ô nhiễm nguồn nước. Ảnh minh họa


Theo con số thống kê, bình quân lượng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam có tới 25.000 m3/ha trong một năm, trong khi Ninh thuận chỉ có hơn 8.000 m3/ha trong một năm. Nói chung, đây là một vùng nghèo về nước mặt, do đó cần có phương án sử dụng tối ưu nguồn nước có được và chú trọng về chất lượng của nó. Đặc biệt, chúng ta nên tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Thứ nhất, Ninh Thuận có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Về trồng trọt, ngoài lúa nước, chúng ta có những vùng chuyên canh các loại cây đặc thù như: nho, dưa hấu, hành, tỏi, ớt… thưòng xuyên phải sử dụng phân bón hóa chất vi lượng và thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Về chăn nuôi, hệ thống các trang trại bò, dê, cừu… rất phát triển nhưng phương pháp chăn thả lại tự do, thiếu quy hoạch. Do đó, khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ các hóa chất có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, từ chất thải trang trại chăn nuôi đều rất cao.

Thứ hai, tỉnh Ninh Thuận đã và sẽ đưa vào sử dụng một số hồ chứa nước thủy lợi như: Sông Sắt, Sông Trâu, Tân Giang, Suối Lớn, Nước Ngọt, Tân Mỹ, Phước Trung… Điều này làm cho dòng chảy môi trường trên các sông suối bị hạ thấp, giảm đi khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Ngoài ra, phía thượng lưu lòng hồ độ phì dưỡng tăng cao đột ngột, tạo điều kiện cho các loại tảo sinh trưởng nhanh, tác động không tốt, trực tiếp gây ô nhiễm tới môi trường nước. Trong thời gian thi công xây dựng các hồ, hàm lượng phù sa của nước sông, suối cũng tăng lên đáng kể do ô nhiễm chất thải rắn.

Mưa lũ cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Ảnh minh họa


Thứ ba, hàng năm, vào mùa mưa lũ, đặc biệt tháng 10 và 11 thường xuất hiện những trận lũ lớn. Nhiều khu vực trũng thấp tập trung dân cư đông đúc bị ngập sâu trong biển nước ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến môi trường nước và sức khỏe của nhân dân. Ngược lại, về mùa cạn, lượng nước mặt thiếu hụt nghiêm trọng. Theo tính toán trên sông Cái Phan Rang lượng nước sinh ra trên mỗi đơn vị diện tích lưu vực trong một đơn vị thời gian, gọi là mô đun dòng chảy lũ cực đại có thể đến 1.600l/s/km2, còn mô đun dòng chảy mùa cạn có lúc chỉ còn 10/l/s/km2. Đây là nguyên nhân làm cho dòng chảy mất khả năng tự làm sạch, tăng khả năng cho nước biển xâm nhập, dẫn đến một phần diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm mặn.

Thứ tư là sự phát triển của công nghiệp. Một số hình thức khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy chế biến nông sản, hải sản có lượng chất thải đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước rất cao, nếu không có biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ.

Thứ năm, xuất phát từ chính ý thức của cộng đồng xã hội đối xử với nguồn nước. Dù khách quan hay chủ quan, nhưng hiện tượng vứt rác thẳng xuống dòng sông hay tạo các bãi rác ngay tại các bến sông, chăn thả gia súc tự do, phóng uế bừa bãi nơi ven sông, bờ suối… đều gây ô nhiễm nguồn nước và làm mất đi mỹ quan của dòng sông.

Thưòng xuyên phải sử dụng phân bón hóa chất vi lượng và thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao gây ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa


Trong thực tế kiểm soát nguồn nước, chúng ta có thể thông qua điều tra, khảo sát tại thực địa để xác định các nguồn nước thải tập trung và kiểm soát chúng. Với các nguồn thải phân tán chỉ có thể kiểm soát và hạn chế chúng thông qua các biện pháp thu gom, quản lý chặt chẽ rác thải, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, động viên họ tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Việc quản lý, bảo vệ nguồn nước muốn thực hiện được kết quả cần phải sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp; có sự tổ chức tốt dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, cũng sự ủng hộ của cộng đồng dân cư.

0 Bàn chải đánh răng từ tre thân thiện với môi trường

Hai nhà sáng chế trẻ tại Mỹ dùng tre để chế tạo loại bàn chải đánh răng thân thiện với môi trường.

Toàn bộ nguyên liệu của bàn chải Bogobrush đều có nguồn gốc thiên nhiên. Ảnh:Gizmag.


Phần lớn bàn chải đánh răng hiện này được sản xuất từ nhựa, loại nguyên liệu chỉ phân hủy sau hàng trăm năm. Vì thế, sau khi người ta vứt bàn chải nhựa, chúng tồn tại rất lâu và có thể gây nên nhiều vấn đề môi trường.

Heather và anh John McDougall, hai người con của một nha sĩ tại bang North Carolina, Mỹ, nảy ra ý tưởng chế tạo bàn chải đánh răng có khả năng phân hủy trong thời gian ngắn. Họ chọn tre, một loại nguyên liệu dồi dào, để chế tạo bàn chải mang tên Bogobrush, Gizmag đưa tin.

Chị em nhà McDougall dùng nguyên liệu thực vật để chế tạo lông bàn chải Bogobrush. Thời gian phân hủy hoàn toàn của nylon nhân tạo thường là 30 tới 40 năm, trong khi nylon thực vật phân hủy trong vòng một năm.

Để quảng bá sản phẩm, hai nhà sáng chế cam kết rằng họ sẽ áp dụng chính sách "bán một tặng một", nghĩa là họ bán được bao nhiêu bàn chải thì sẽ tặng bấy nhiêu chiếc.

"Chúng tôi cảm thấy phấn khởi khi nghĩ tới viễn cảnh tặng bàn chải Bogobrush cho những người thực sự cần chúng", cô Heather McDougall phát biểu.

Bàn chải Bogobush sẽ xuất hiện trên thị trường Mỹ từ năm 2013 với giá 10 USD mỗi chiếc. Hiện tại Bogobrush, tên của công ty sản xuất bàn chải do anh em nhà McDougall sáng lập, đã chấp nhận đơn đặt hàng trên mạng.

0 Tái chế biến rác Hà Nội thành điện

Dự án xây dựng nhà máy biến rác thành điện đầu tiên tại Đông Nam Á sẽ được thực hiện tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm nay.


Một người nhặc rác tại bãi rác Nam Sơn. Ảnh: Minh Trí.

Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) và công ty Hitachi Zosen từ Nhật Bản ký kết Tài liệu thực hiện dự án mẫu "Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội" vào sáng 14/8.

Đây là dự án xây dựng nhà máy biến rác thải thành điện năng đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tài trợ của tổ chức NEDO Nhật Bản, thông qua chương trình Viện trợ Xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thực hiện. Dự án có tổng mức đầu tư 29,2 triệu USD, trong đó phía Nhật Bản tài trợ 22,5 triệu USD.

Một số loại rác mà nhà máy có khả năng xử lý vượt trội bao gồm cao su, da, nhựa, vải, bã giấy, rác thải y tế, rác sinh hoạt đã phân hủy.

Dự án bắt đầu triển khai trong năm nay. Tới năm 2014, nhà máy sẽ vận hành với công suất lò đốt chất thải công nghiệp là 75 tấn/ngày, thu hồi năng lượng để phát điện với công suất là 1.930 kW.

0 Thiết kế trang phục thể thao thân thiện môi trường

Hãng sản xuất trang phục thể thao PUMA vừa thông báo về việc cho ra thị trường một loạt sản phẩm mới có thể tái chế hoặc phân hủy sinh học với tên gọi chung InCycle.
Bộ sưu tập “vòng khép kín” này bao gồm giày dép, các sản phẩm may mặc, phụ kiện… sau khi hết chu kỳ sử dụng không bị ném vào thùng rác mà được thu gom theo chương trình “Bring Me Back” của công ty.




Dòng sản phẩm InCycle bao gồm các vật liệu có thể bị phân chia nhỏ dưới tác động của vi sinh vật khi xâm nhập vào cấu trúc. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết theo đánh giá của giấy phép tiêu chuẩn Cradle to

Cradle là các nguyên liệu với sợi hữu cơ không được phép chứa vật liệu độc hại có thể ảnh hưởng môi trường. Các sản phẩm tái chế lần lượt được thực hiện với các kim loại, hàng dệt may, nhựa dẻo cũng có thể dùng làm nguyên liệu cho các sản phẩm khác.

Trong số các sản phẩm phân hủy sinh học InCycle thì loại Basket Tee và Basket lifestyle được làm từ bông và sợi lanh hữu cơ, thêm nhựa phân hủy sinh học APINATbio giúp chúng lúc không còn sử dụng có thể băm nhỏ để ủ thành đất mùn tự nhiên.

Đối với dòng sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế thì ba lô PUMA làm bằng polypropylene có thể tự phân hủy để trả lại chất liệu ban đầu, trong khi loại áo khoác PUMA được dệt bằng polyester có nguồn gốc từ chai nhựa dẻo PET đã qua sử dụng. Cả hai loại sản phẩm đều được đảm bảo tái chế kể cả các sợi dây kéo, riêng áo khoác PUMA có thể chuyển đổi thành các hạt polyester sử dụng làm nguyên liệu thứ cấp cho các sản phẩm từ polyester khác.

Theo Gizmag thì bộ sưu tập InCycle của PUMA cùng chương trình “Bring Me Back” sẽ được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới kết hợp với các công ty tái chế khác để tăng cường bảo vệ môi trường.

0 Trung Quốc thừa nhận tồn tại Làng ung thư do ô nhiễm môi trường

Bộ môi trường Trung Quốc đã thừa nhận sự tồn tại của những ngôi làng ung thư có liên quan tới ô nhiễm môi trường.

Đây là lần đầu tiên cụm từ “làng ung thư” được sử dụng trong một tài liệu chính thức của chính quyền khi nhà chức trách phải đối diện với sự bất bình ngày càng gia tăng về rác thải công nghiệp, khói bụi độc hại và các vấn đề môi trường và y tế khác sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh.

“Những hóa chất độc hại đã gây ra những tình trạng nghiêm trọng cho môi trường nước và không khí… ở những vùng được gọi là làng ung thư”, bản kế hoạch năm năm cho biết.

Báo cáo không nói rõ khái niệm làng ung thư là gì, mà sử dụng một cụm từ được báo chí sử dụng đầu tiên, đặc biệt sau khi một nhà báo Trung Quốc đã vẽ bản đồ làng ung thư vào năm 2009.

Bộ môi trường thừa nhận nhìn chung Trung Quốc đã sử dụng “các sản phẩm độc hại” bị cấm ở các nước phát triển và “để lại nguy cơ lâu dài với sức khỏe con người và hệ sinh thái”./.



Sự phát triển quá nóng về kinh tế đã để lại những hậu họa về sức khỏe

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

0 Những model thời trang mang tên "thùng rác"

Nhà nước bố trí, lắp đặt thùng rác để sạch sẽ đường phố, nhưng những hộ dân lại tìm đủ mọi cách bịt kín chúng lại. Đây là thực trạng mà tôi bắt gặp rất nhiều ở các con đường khác nhau trong TP HCM.


Bịt thùng rác để phơi đồ.


Bịt thùng rác để tránh mùi hôi.


Thùng rác thì bịt bịt nhưng rác lại quăng ra vỉa hè.


Không bịt, đố khách nào ngồi đó mà uống cafe.


Thùng rác bít kín, đằng trước quán cơm vỉa hè.


Chỉ có rác mới hiểu thùng đi đâu về đâu ?


Một phương án thay thế cho nắp thùng chăng?


Một góc ở Đề Thám (khu phố Tây), không biết thấy vậy người nước ngoài nghĩ như thế nào ?

0 Hiểm họa ô nhiễm môi trường từ các quán vỉa hè

Ngon-rẻ-mát mẻ, đó là lý do khiến nhiều người (đặc biệt là giới trẻ) luôn chọn các hàng quán vỉa hè để tụ tập, ăn uống. Nhưng, ít ai biết rằng, những nơi này lại là tác nhân gây ra vấn nạn ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đường phố.

Nhiều ngõ ngách đường phố, đặc biệt là các thành phố lớn, từ trường học, bệnh viện đến bến xe, xung quanh các khu dân cư, nhà máy, công ty, ngay cả dọc theo các trục đường chính.. đâu đâu cũng thấy hàng quán vỉa hè mọc tràn lan. Theo quan sát, từ 17 đến 18h, các hàng quán này bắt đầu xuất hiện, địa bàn vỉa hè và lòng đường gần như đã được "chia ngầm" từ trước giữa những người bán hàng.

Đường phố ngập trong trong rác thải và nước thải từ các hàng quán vỉa hè.

Dọc theo các trục đường liên tỉnh, các xe, gánh hàng rong thi nhau bày biện hàng, tràn cả xuống đường. Từ 17 đến 21h là giờ cao điểm, quán hàng tràn lan, xe cộ dựng ngổn ngang, khách hàng tụ tập ồn ào gây mất mỹ quan đô thị. Những mặt hàng được chào bán ở đây chủ yếu là thực phẩm và đồ uống, hoa quả. Các quán ăn nhanh như bún, phở, chân gà nướng, ốc luộc, xúc xích rán, trà đá, trà chanh đua nhau mọc lên. Mỗi khi hoạt động, các quán này hòa lẫn giữa làn khói bụi đường,mùi hôi thối của cống rãnh bốc lên, trong khi đó khách hàng vẫn vô tư thưởng thức, buôn chuyện bên cạnh những khối rác.

Sự ô nhiễm từ các hàng quán vỉa hè đang là thực trạng phổ biến ở nước ta. Dẫu biết rằng nhu cầu ăn uống của con người là thiết thực, nhưng chúng ta hãy hành động nó theo ý thức. Khi vào các hàng quán này, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh thức ăn cặn thừa chủ gặp đâu đổ đấy, khách hàng dùng xong tiện đâu vứt đấy. Giấy ăn, đũa dùng một lần, thức ăn thừa đều được chủ và khách hàng xả vô tội vạ xuống đường dù sọt giác ngay bên cạnh.

Một quán vỉa hè có rác, hai quán vỉa hè có rác, và cả con phố quán vỉa hè tràn ngập rác. Điều đáng nói ở đây nữa, đó là nước thải. Bởi là quán ăn vỉa hè, nên lượng nước để dùng cũng được hạn chế. Các ông, bà chủ ở đây chỉ trang bị một vài cái thùng lớn để chứa nước. Nhưng theo quan sát, những chiêc thùng này rất hiếm khi được cọ sạch để dùng. Nhân viên của quán đổ tràn nước thải xuống cả lòng đường gây mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đầy.

Một kiểu ô nhiễm nữa từ việc tụ tập ở các hàng quán vỉa hè đó là ô nhiễm tiếng ồn. Hàng trăm con người tụ tập, hàng trăm hàng nghìn đề tài được họ đem ra bàn luận. Không khí ồn ào náo nhiệt luôn thường trực ở những nơi này. Do đó, bầu không khí hay bị “ngộ độc”, “ô nhiễm” bởi những lời văng tục, chửi thề của một bộ phận khách hàng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của những người dân sống xung quanh.

Bên cạnh việc gây mất mỹ quan đô thị, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các hàng quán này cũng đang là một dấu chấm hỏi đối với chúng ta. Thức ăn được đựng trong những túi nilon hoặc đặt trên mấy viên gạch kê tạm bợ rồi bày ngay dưới đất, sát đường đi không cần che đậy. Người bán hàng không đeo găng tay, vừa cười nói vừa luôn tay bốc thức ăn.

Đập vào mắt người ăn là những xô nước đổ thức ăn dư thừa không được che đậy đặt kề bên miệng thoát nước thải bốc mùi hôi thối nồng nặc. Khó có thể mô tả sự mất vệ sinh ở đây, bởi bát đĩa bẩn được tráng sơ qua trong xô nước bên cạnh, rồi dùng chiếc khăn cũng không sạch để lau qua, tiếp tục đựng thức ăn phục vụ “thượng đế” tiếp theo .

Vỉa hè bây giờ không còn là nơi để người dân có thể đi bộ, đi dạo nữa mà nó đã phải trở thành nơi kinh doanh buôn bán. Bộ mặt đường phố có sạch,đẹp hay ngược lại đi chăng nữa phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của con người. Chỉ với hành động đơn giản là bỏ rác vào nơi quy định là bạn đang góp phần vào sự sạch đẹp cho cuộc sống của bạn, góp phần bảo vệ môi trường. Thiết nghĩ, chính quyền, các cơ quan chức năng nên nhanh chóng vào cuộc để xử lý nghiêm những trường hợp buôn bán, kinh doanh vỉa hè gây ô nhiễm môi trường.

0 Đầy rẫy vi khuẩn ô nhiễm trên trời

Các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn trú ngụ trong những đám mây trên đầu chúng ta và chúng tác động tới quá trình hình thành của những cơn mưa.


Những đám mây hút không khí từ bên dưới và hút luôn vi khuẩn.

Livescience đưa tin Tina Santl Temkiv, một nhà hóa học môi trường của Đại học Aarhus tại Đan Mạch, cùng các đồng nghiệp thu thập thu thập những tinh thể băng khi chúng rơi từ mây bão trong những trận mưa đá tại Slovenia. Sau khi phân tích thành phần những viên tinh thể băng, họ phát hiện nhiều chủng vi khuẩn sống trên cây và các hợp chất hóa học trong đất.

"Những đám mây bão có sức mạnh ghê gớm. Chúng hút một lượng không khí lớn từ bên dưới và vi khuẩn cũng bị hút theo. Vi khuẩn có thể tồn tại ở độ cao tới 40 km", Temkiv nhận định.

Một số chủng vi khuẩn tạo ra những sắc tố màu hồng - thứ giúp chúng chống những tia cực tím trong bầu khí quyển. Vài chủng vi khuẩn là tác nhân để tinh thể băng hình thành. Khi kích thước của tinh thể băng tăng tới một mức nào đó, chúng sẽ rơi dưới dạng những giọt mưa (nếu nhiệt độ môi trường cao) hoặc bông tuyết (nếu nhiệt độ môi trường thấp).

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy vi khuẩn có thể tác động tới thời tiết và tạo mưa. Chúng có thể tồn tại trong mây, sinh sôi và làm thay đổi thành phần hóa học của mây cũng như không khí", Temkiv lập luận.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

0 Tài nguyên biển đang khan hiếm do tác động từ môi trường sống

Do những tác động tiêu cực từ môi trường sống, nhiều loài cá sẽ trở nên nhỏ hơn và càng dễ trở thành miếng mồi cho những đồng loại lớn hơn.

Theo các nhà khoa học, đây cũng chính là nhân tố khiến nguồn thực phẩm phong phú từ đại dương này dần trở nên khan hiếm trong tương lai.




Những nghiên cứu trước đây đều cho thấy một số loài cá phổ biến đang phát triển với kích thước nhỏ dần, những loài cá lớn hơn bị đánh bắt ngày càng nhiều trong khi tình trạng biến đổi khí hậu cũng đã bắt đầu tác động đến nguồn thực phẩm sẵn có này.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tác động đáng kể về sự phát triển nhỏ dần của các loài cá tự nhiên này.

Nhóm các nhà nghiên cứu của Australia và Phần Lan, thông qua những mô phỏng bằng máy tính, đã dự đoán về sự phát triển của 5 loài cá trong vòng 50 năm. Mặc dù kích thước trung bình của các loài cá này nhỏ đi không đáng kể (chỉ khoảng 4%), song tỷ lệ chết do tác động từ môi trường và bị săn mồi lại tăng lên 50%.

Như vậy, theo các nhà nghiên cứu, cho dù kích thước phát triển của các loài cá nhỏ đi không đáng kể, nhưng tác động của sự biến đổi này đối với tỷ lệ chết tự nhiên là rất lớn.

Các nhà khoa học cho rằng con người đang làm thay đổi hệ sinh thái biển trên toàn thế giới, những tác động trực tiếp không thể bỏ qua là tình trạng đánh bắt quá mức, và tác động gián tiếp là Trái Đất ấm dần lên.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu các hoạt động đánh bắt thủy hải sản không được quản lý chặt chẽ cũng như không dự đoán được sản lượng đánh bắt trong dài hạn, sẽ đến lúc các nguồn tài nguyên biển bị khai thác cạn kiệt.

0 Siêu xe McLaren P1 thế hệ mới - thân thiện với môi trường

Siêu xe thế hệ mới McLaren P1 không chỉ có công suất đáng kinh ngạc lên đến 903 mã lực mà còn là xe thân thiện với môi trường.





Siêu xe McLaren P1 thân thiện môi trường


Siêu xe đạt vận tốc tối đa 368km/giờ và chỉ cần 3 giây để đạt vận tốc 100km/giờ. Tuy nhiên, đặc trưng nổi bật của McLaren P1 là có thể chạy gần 10km hoàn toàn bằng động cơ điện, sau khi bộ sạc được nạp đầy.

Đây là siêu xe thân thiện với môi trường vì dù có động cơ đến 3,8 lít nhưng lượng khí thải của nó ít hơn chiếc sedan cỡ trung Honda Accord có động cơ chỉ 2,4 lít.

P1 sẽ ra mắt thế giới tại buổi triển lãm Geneva Motor Show vào tháng tới và dự kiến trao xe cho những khách hàng may mắn vào cuối năm 2013, đúng dịp kỷ niệm 50 năm thành lập hãng xe danh tiếng này.

Ông Antony Sheriff - giám đốc quản lý hãng ôtô danh tiếng - cho biết McLaren P1 được xây dựng với mục tiêu đơn giản là “trở thành siêu xe cho cảm giác lái tốt nhất trên thế giới, cả trên đường đua và đường phố. Mục tiêu của chúng tôi sẽ làm cho P1 hấp dẫn nhất, đầy khả năng nhất, công nghệ tiên tiến nhất".

0 Vui Tết với sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường



Bao lì xì thân thiện với môi trường hay đồ trang trí tết làm từ ly nhựa dùng một lần, nút chai, vỏ xe… là những sản phẩm “xanh” bạn có thể mua hoặc tự làm để đón năm mới 2013 này.

Bao lì xì tái chế

Những bao lì xì được in ấn trên giấy kraft Nhật Bản (giấy tái sinh cao cấp) thuộc dự án "Bao lì xì thân thiện với môi trường" của Phong trào chống biến đổi khí hậu 350.org Việt Nam - đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Những mẫu bao lì xì làm từ giấy kraft Nhật Bản (giấy tái sinh cao cấp)
 
Ban tổ chức cho biết, 25.000 phong bao lì xì đã được in và bán trong dịp tết này. Toàn bộ lợi nhuận thu được dùng làm kinh phí hoạt động dành cho chiến dịch “Thiên nhiên tôi chọn” (Vote for nature) với chủ đề năm 2013 là "Vì động vật hoang dã" (Vote For Wildlife). được thực hiện bởi tình nguyện viên của 350.org Việt Nam tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Anh Nguyễn Khánh Toàn - trưởng điều phối miền Nam phong trào chống biến đổi khí hậu 350.org Việt Nam - cho biết: "Tính đến hôm nay 6-2, tức 26 tết, chúng tôi đã bán được khoảng 22.000 bao lì xì và đang hi vọng sẽ đạt đến con số 25.000 trước khi năm mới Quý Tỵ đến.

Đặt mua nhiều nhất là các doanh nghiệp và theo như họ phản hồi thì những chiếc bao lì xì mang thông điệp bảo vệ môi trường đã tạo dấu ấn tốt cho những món quà tặng của họ".

Sản phẩm trang trí “xanh”

Đó là những chậu hoa làm bằng vỏ xe cũ, hoa tulip làm từ chai nhựa, đèn chùm làm từ ly nhựa dùng một lần hay quả địa cầu làm từ đĩa CD và nút chai nhựa…


Chậu hoa làm bằng vỏ xe
Bạn có thể đến “công viên rác tái chế” tại Hội chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM) để tham khảo mẫu mã và cách làm.

Hoa treo làm bằng vỏ chai nhựa


Bạn Vũ Thị Hồng Chinh - đại diện nhóm bạn trẻ thuộc Công ty TNHH thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Lê Thanh (Công ty Lê Thanh) làm ra các sản phẩm “xanh” trên, cho biết năm nay họ đưa ra chợ hoa hơn 200 sản phẩm từ rác tái chế.


Toàn cảnh ngôi nhà làm có mái làm từ vỏ chai nhựa, vách nhà làm từ chai thủy tinh và CPU máy tính

Quả  địa cầu làm từ đĩa CD và nút chai nhựa 
Tất cả đều là những sản phẩm hữu ích, có tính ứng dụng cao nhằm đề cao tinh thần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nguyên liệu.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

0 Người đẹp gốc Việt khỏa thân bảo vệ môi trường

Maggie Q, nữ diễn viên gốc Việt vừa ủng hộ chiến dịch bảo vệ môi trường và trái đất bằng hành động bán khỏa thân và vẽ bodypainting trên cơ thể. Đây không phải lần đầu tiên cô "nude".

Maggie Q với hình ảnh trái đất trên cơ thể. Ảnh: Peta.
Chiến dịch trên do Hiệp hội Bảo vệ động vật Peta kêu gọi. Maggie Q (tên thật là Margaret Denise Quigley) khỏa thân nhiều tiếng đồng hồ để các nghệ sĩ vẽ tấm bản đồ thế giới lên cơ thể cô.
Qua hành động trên, Maggie Q muốn gửi thông điệp kêu gọi mọi người cùng ăn chay để bảo vệ môi trường, động vật, chống biến đổi khí hậu, đó cũng là cách bảo vệ sức khỏe mỗi người thế giới.
Maggie Q cho biết, hiện cô không ăn thịt, và đây là một trong quyết định đúng đắn nhất mà cô thực hiện. "Tôi cảm thấy tốt hơn và thực sự hài lòng khi biết mình đang làm điều gì đó có ích, góp phần ngăn chặn việc giết hại động vật".
Mnn trích dẫn lời Maggie Q nói trong đoạn video do Peta thực hiện: "Có rất nhiều vấn đề gắn liền với công nghiệp sản xuất và tiêu thụ thịt như xã hội, môi trường, nhân đạo cần giải quyết. Tôi biết rằng khi tôi ăn chay, tôi không làm tổn thương tới người khác trên hành tinh, tôi cũng không làm tổn hại loài vật và cả tự nhiên".
"Thực tế, sức nặng của thế giới phụ thuộc vào mỗi chúng ta. Nó phụ thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta, vì thế, tôi hy vọng mọi người sẽ chọn cho mình một cuốn sách, hoặc xem bộ phim tài liệu và hiểu rằng sự lựa chọn đó đã tạo nên những điều khác biệt".
Đây không phải lần đầu tiên Maggie Q góp có mặt trong các hoạt động của Peta. Năm 2007, cô từng xuất hiện trong chiến dịch của Peta cùng nữ diễn Alicia Silverstone và vũ nữ thoát y Dita Von Teese.
Maggie Q từng tham gia ở những lần kêu gọi ăn chay bảo vệ môi trường trước đây.
Ảnh: Peta.

0 “Bếp rơm không khói” sản phẩm "Made in Vietnam" bảo vệ môi trường

Loại bếp mới do nhà sáng chế không chuyên Bùi Trọng Tuấn ở Phú Thọ chế tạo được coi là một giải pháp mới vừa tiết kiệm vừa góp phần làm sạch môi trường.
Tác phẩm báo chí “Bếp rơm không khói” của Ban Khoa học, Đài Truyền hình Việt Nam giành 1 trong 2 giải nhất của Giai Báo chí Khoa học Công nghệ năm 2012 trong tổng số 21 giải thưởng các loại bình chọn từ 591 tác phẩm tham gia.
Phim tài liệu “Bếp rơm không khói” này dài khoảng 9 phút, giới thiệu sản phẩm Bếp hoá khí tiết kiệm và sạch môi trường của một nhà sáng chế không chuyên Bùi Trọng Tuấn ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Người nội trợ đang vận hành bếp rơm không khói. 
Nguồn của hình này và clip (xem ở dưới) lấy từ:devi-renewable.com.: 

Theo tác giả cuốn phim mô tả, đây là một loại bếp mới, dùng nguyên liệu đốt là phế thải nông nghiệp như: rơm rạ, thân cây, mùn cưa, bã thải mía, ngô…. nhưng khi cháy không có khói muội và ngọn lửa lên mạnh như bếp ga, bếp hồng ngoại.

Bếp không tiêu tốn quá nhiều nguyên liệu đốt mà hiệu suất đun nấu cao. Vừa sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tình trạng đốt rơm rạ, đổ phế thải nông nghiệp tràn lan của bà con hiện nay.
Sản phẩm rất phù hợp với nhu cầu đun nấu của các hộ gia đình và đặc biệt với các cơ sở sản xuất nhỏ tại nông thôn có nhu cầu đun nấu liên tục, trong khi nếu dùng bếp ga vô cùng đắt đỏ (theo VTV2/VTV).
Về nội dung công nghệ, tác giả của sáng chế cho biết: Bếp hóa khí được sản xuất dựa trên nguyên lý khí động học, truyền nhiệt thông qua việc lợi dụng sự hòa khí hoàn toàn giữa không khí và hơi nước ngăn cản sự sản sinh ra hắc ín, kéo dài thời gian đốt mà không có khói tro và muội than. Với kỹ thuật tuần hoàn kín ép nén ngọn lửa làm tăng bức xạ nhiệt, nâng cao hiệu suất nhiệt tới mức cực đại thực hiện đốt sạch hoàn toàn với năng suất cao.    
Bếp hóa khí gồm các bộ phận: Thùng chứa nhiên liệu, bình chế khí và đốt trực tiếp, thiết bị lọc sạch, đường ống và bếp. Thùng nhiên liệu được làm từ thép, bên trong là ruột chịu lửa chuyên dụng. Nguyên liệu được đưa vào buồng hóa khí thể tích 0,3 mét khối. 


Sau khi áp dụng nhiệt giải hấp khô và phản ứng ôxy hóa sinh ra thể khí mang tính cháy được với sự trợ giúp của khí nitơ và ôxy. Bếp có tính năng làm cho nhiên liệu đầu vào bốc cháy và tạo khí CO (cácbon điôxit), CH4 (Methane), H (Hydrogen), CH3CH3 (Ethane)...
Toàn bộ khí thải thoát ra này được tự động thu vào hệ thống phân ly qua các bước: Thiết bị khử sạch hắc ín, khói, tro, hơi nước, từ đó tạo thành chất khí đốt sạch, rồi đi qua ống dẫn khí đưa tới mặt bếp và chuyển hoá thành bức xạ nhiệt tia hồng ngoại.
Bản thân tia hồng ngoại có mang một nguồn năng lượng không cần đến không khí dẫn xuất, tự thân nó đã có năng lực xuyên thấu cực mạnh nên nhiệt được nâng lên rất nhiều, hiệu suất chuyển hoá năng lượng được nâng cao gấp nhiều lần so với nguyên liệu đốt trực tiếp.
Việc sử dụng bếp cũng rất đơn giản. Người sử dụng bỏ nhiên liệu vào thùng hóa khí và đậy nắp lại. Mở các van theo hướng dẫn và bật lửa (như bếp gas). Quá trình đun nấu có thể tăng giảm ngọn lửa trên bếp bằng cách điều chỉnh tốc độ quạt gió hoặc điều chỉnh khóa bếp.     
Thực tế cho thấy, nếu cho 2kg nhiên liệu có thể đốt khoảng 3 giờ; nếu cho 10kg nhiên liệu chỉ cần đốt một lần, sau khi dùng xong, tắt quạt, đóng van ủ lại và dùng được 7 ngày tiếp theo. Thông thường 2 đến 3 ngày nạp nhiên liệu 1 lần, 5 đến 7 ngày xả tro 1 lần. Gia đình bình thường chỉ cần 2 - 3 kg nhiên liệu là đáp ứng đủ nhu cầu thường nhật, tiết kiệm tới trên 70% so với bếp thông thường (theo mạngtietkiemnangluong).
Nếu cho 2kg nhiên liệu có thể đốt khoảng 3 giờ; 10kg nhiên liệu chỉ cần đốt một lần, sau khi dùng xong, tắt quạt, đóng van ủ lại và dùng được 7 ngày tiếp theo. Thông thường 2 - 3 ngày nạp nhiên liệu 1 lần, 5 - 7 ngày xả tro 1 lần.
Sáng kiến khoa học công nghệ của nhà sáng chế Bùi Trọng Tuấn được được đăng ký sáng chế độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

0 Thảm hoa cây xanh bảo vệ môi trường bãi biển

Hơn 1000 m2 đất bãi bồi ven biển Long Hải, TP Vũng Tàu vừa được thí điểm phủ thảm hoa cây xanh theo công nghệ từ Trung Đông. Mô hình này hứa hẹn được nhân rộng dọc khắp bờ biển Việt Nam.

Tháng 6/2012, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chấp thuận dự án trồng cây xanh thử nghiệm trên diện tích khoảng gần 1000m2 đất bãi bồi tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Vài tháng sau khi triển khai, từ một vùng cát biển không chất dinh dưỡng, chỉ có các loài cây cỏ dại, xương rồng mọc, mảnh đất đó đã được phủ màu sắc của hoa và cây xanh, gây ấn tượng với du khách trong và ngoài nước khi đến Long Hải.


Trồng cây xanh trên đất cát ở Long Hải. Ảnh: PV


Theo ông Trần Lượng, Giám đốc một công ty xây dựng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đơn vị thực hiện dự án cho biết, đơn vị đã trồng hoa, cây xanh theo mô hình của Dubai trên diện tích gần 1000m2 đất bãi bồi hoang sơ. Đây là công nghệ được các quốc gia Trung Đông áp dụng trồng hoa, cây cối trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhiều nắng, gió.

Đặc điểm nổi bật của công nghệ này là yếu tố tiết kiệm tài nguyên nước, nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao cho cây trồng, đồng thời chống xói mòn cho các vùng ven biển.

Theo Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển du lịch biển theo hướng du lịch cảnh quan, văn hóa, thể thao kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi. Chú trọng cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đi đôi với công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước.

Theo ông Trần Lượng, mô hình trồng hoa và cây xanh ven biển rất thích hợp để bảo vệ cảnh quan tại nhiều khu du lịch biển như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu...

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

0 Toshiba và những công nghệ quản lý môi trường bền vững

Đầu tháng Hai vừa qua, tập đoàn Toshiba của Nhật Bản đã tổ chức triển lãm môi trường lần thứ 22 tại Tokyo, trưng bày khoảng 90 sản phẩm mới nhất của Toshiba nhằm nâng cao nhận thức cũng như đưa ra các sáng kiến môi trường.
Chủ đề của triển lãm càng trở nên nóng hổi hơn khi dư luận Nhật Bản cũng như nhiều nước đang tỏ ra quan ngại trước việc bầu không khí ô nhiễm từ Trung Quốc lan sang các nước láng giềng trong khu vực.
Chia sẻ về vấn đề này, giám đốc bộ phận Quản lý môi trường doanh nghiệp của Toshiba, ông Sanehira cho biết: “Toshiba có rất nhiều nhà máy hoạt động trên toàn thế giới và tất cả đều tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn môi trường mà chúng tôi áp dụng ở Nhật Bản. Chúng tôi luôn thực hiện nghiêm ngặt các quy trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và hướng tới việc sản xuất những sản phẩm sạch”.
Hiện Toshiba đang xúc tiến thực hiện “Tầm nhìn 2050,” hướng về một tương lai mà mọi người có thể tận hưởng lối sống an toàn và hòa hợp với Trái đất. Để đạt được mục tiêu này, Toshiba đặt mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp sinh thái hàng đầu thế giới, kết hợp giữa nhận thức về môi trường với tất cả các khía cạnh quản lý kinh doanh của mình, và tạo ra giá trị thông qua các sáng kiến hỗ trợ lối sống bền vững.
Triển lãm môi trường lần thứ 22 được chia thành 4 phần, mỗi phần phản ánh một khía cạnh của cách tiếp cận chiến lược đưa Toshiba trở thành một công ty sinh thái hàng đầu: Greening of Products tập trung vào các sản phẩm có ý thức về môi trường; Greening by Technology bao gồm công nghệ và năng lượng sạch; Greening of Process giới thiệu quy trình sản xuất thân thiện với môi trường; Green Management nhấn mạnh vào phương pháp quản lý môi trường của Toshiba.
Mục đích của Toshiba là đóng góp vào việc xây dựng một xã hội bền vững thông qua việc kết hợp giữa quản trị kinh doanh và quản lý môi trường, đẩy nhanh tốc độ mở rộng kinh doanh.
Quy trình lọc khí thải từ nhà máy của Toshiba (Ảnh: VietnamPlus)
Quy trình lọc khí thải từ nhà máy của Toshiba 
Quy trình quản lý năng lượng gia đình và công đồng của Toshiba (Ảnh: VietnamPlus)
Quy trình quản lý năng lượng gia đình và công đồng của Toshiba

0 Người được mệnh danh “bác sĩ”của môi trường

Nhận giải thưởng danh giá Kovalevskaia năm 2011, hiện đang nghiên cứu các công nghệ xúc tác ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Với chị, tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ một niềm đam mê khoa học và mong muốn bảo vệ một môi trường khỏi độc hại.
Nữ “bác sĩ”của môi trường 
Ảnh do nhân vật cung cấp.
Chị là PGS-TS Vũ Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (Bộ Công thương), Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc hóa dầu - người được mệnh danh là “bác sĩ” của môi trường...

20 năm công tác tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, PGS-TS Hà đã chủ trì 19 đề tài và tham gia 12 đề tài nghiên cứu khoa học cá cấp Nhà nước, bộ và tập đoàn. Chị đã nghiên cứu thành công nhiều quy trình công nghệ như: Sản xuất nhiên liệu sinh học, sorbitol, vật liệu xúc tac dị thể cấu trúc nano, tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trường, phục vụ phát triển bền vững.
Từng nhận nhiều giải thưởng, học bổng của các trung tâm, trường đại học danh tiếng của nước ngoài, có những công trình gây tiếng vang: Quy trình công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học biodiesel được chọn trưng bày và giới thiệu như thành tựu khoa học công nghệ Việt Nam vào dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Quy trình công nghệ sản xuất dung môi sinh học thay thế dần các dung môi dầu mỏ độc hại, ô nhiễm môi trường được bình chọn 1 trong 5 sáng chế của ngành hóa học quốc tế..., đáng ra, Vũ Thị Thu Hà hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một môi trường làm việc hoàn hảo nhất, nhưng không, chị vẫn trở về, làm việc và cống hiến cho nền khoa học nước nhà.

“Sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận công tác tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Được cơ quan ủng hộ, tôi tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ trong vòng chưa đầy 3 năm (từ 1996 – 1999)” - PGS-TS Thu Hà chia sẻ.

Thời bấy giờ, điều kiện tại Việt Nam không thể giúp chị thực hiện đề tài, chị trở lại Pháp. PGS-TS Thu Hà tâm sự: “Khi được cử sang Pháp thực tập sau Tiến sĩ vào năm 2001, dù Viện còn nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ tôi thôi ý định trở về”. Làm việc và cống hiến hết mình cho sự nghiệp nghiên cứu tại Viện, PGS-TS Vũ Thị Thu Hà và các đồng nghiệp đã để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lĩnh vực lọc hóa dầu. Bản thân chị là người đầu tiên nghiên cứu công nghệ xúc tác ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Điển hình như công trình "Công nghệ sản xuất dung môi sinh học từ các nguồn nguyên liệu tái tạo" được chị lên ý tưởng và cùng đồng nghiệp thực hiện trong 2 năm (2008 - 2010). Kết quả đã cho ra đời công nghệ sản xuất hỗn hợp dung môi sinh học với thành phần chính là metyl este dầu thực vật và este etyl lactate từ các nguồn nguyên liệu nông nghiệp. Công trình khi ứng dụng góp phần khắc phục thói quen sử dụng dung môi nguồn gốc hóa thạch, bằng dung môi nguồn gốc thực vật vốn có nhiều ưu điểm hơn như: khả năng hòa tan tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe, có khả năng phân hủy sinh học… Kết quả nghiên cứu đã nhanh chóng được nhiều nước trên thế giới ứng dụng.

Tuy nhiên, để có được thành công, theo PGS-TS Hà, đó là nhờ có sự hậu thuẫn từ gia đình và sự đoàn kết, hợp đồng của đồng nghiệp, bởi vì làm khoa học với nam đã khó, nhưng với nữ, cái khó nhân lên gấp đôi. “Phụ nữ còn phải chia sẻ quỹ thời gian cho gia đình, con cái; đồng thời còn công việc xã hội. Tuy nhiên, tôi may mắn vì có một hậu phương vững chắc luôn ủng hộ mình trong công việc” - chị bộc bạch.

0 Hệ luỵ ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp

Ô nhiễm môi trường do nguồn nước, không khí, chất thải rắn tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) ở nước ta là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường và đe dọa trực tiếp đến các thành quả về phát triển kinh tế – xã hội cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Báo động ô nhiễm môi trường đất, nước, chất thải rắn
Ô nhiễm môi trường ở các KCN, CCN ở nước ta hiện nay, chủ yếu là do sự ô nhiễm từ môi trường nước, không khí, từ chất thải rắn là chủ yếu. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác.
Riêng tại khu vực Ðông Nam Bộ, lượng nước thải từ các KCN, chiếm đến 49% lượng nước thải của các KCN trong toàn quốc. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Trong khi đó, theo ước tính có khoảng 70% trong tổng số hơn một triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát sinh từ các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý.
Khu công nghiệp Dung Quất (Ảnh: dungquat.com.vn)
Khu công nghiệp Dung Quất (Ảnh: dungquat.com.vn)
Ô nhiễm môi trường, không khí thường chủ yếu tập trung tại các KCN cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.
Thống kê cho thấy, năm 2011 mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng tám nghìn tấn chất thải rắn (CTR), tương đương khoảng ba triệu tấn một năm. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN, nếu như tính trung bình cả nước, năm 2005 – 2006, một ha diện tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008 – 2009, con số này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng 50%).
Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các khu công nghiệp và dự báo tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015 sẽ vào khoảng 6 đến 7,5 triệu tấn/năm và đến năm 2020 đạt từ 9 đến 13,5 triệu tấn/năm.
Tăng cường kiểm tra pháp luật về bảo vệ môi trường
Ðể từng bước khắc phục tình trạng nói trên, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật về BVMT tại các KCN, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, cũng như kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc cấp hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển, nhất là ở khâu thẩm định, kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp BVMT, đồng thời chỉ cho phép xây dựng các nhà máy, dự án trong KCN, CCN sau khi đã hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình BVMT.
Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 140/2006/NÐ-CP của Chính phủ về quy định việc BVMT trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển theo hướng làm rõ đối tượng áp dụng, tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và các chế tài xử lý.
Ngoài ra, cần phát huy hơn nữa vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc giám sát thực thi chính sách, pháp luật về BVMT tại các địa phương.

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

0 7 kỷ lục môi trường Việt Nam

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam lần đầu tiên công bố các kỷ lục trong lĩnh vực môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6.




Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là trung tâm cứu hộ động vật hoang dã đầu tiên ở Việt Nam và cả Đông Dương, đồng thời là trung tâm cứu hộ linh trưởng có số lượng lớn nhất ở Đông Nam Á.

Hiện trung tâm đang chăm sóc khoảng 150 con linh trưởng của 15 loài linh trưởng đang bị đe dọa của Việt Nam và Đông Dương, đều có trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Thế Giới.

Đây là trung tâm cứu hộ linh trưởng cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt 13 loài linh trưởng, trong đó có 7 loài linh trưởng đang bị nguy cấp và cực kỳ nguy cấp được cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt trên thế giới. Trong hình là một loài linh trưởng trong vườn quốc gia Cục Phương. (Ảnh: Vườn quốc gia Cúc Phương)



Hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá vôi độc đáo nhất Việt Nam - Hồ Ba Bể. Hồ được tạo ra trên nền lục địa cổ, hình thành từ cách đây hơn 2,6 tỷ năm. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Giá trị lớn nhất của hồ Ba Bể là cảnh quan độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học.

Cuối năm 2004, Vườn Quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản Asean. Năm 2011, hồ Ba Bể được ban thư ký công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) thứ 1938 của thế giới Ramsar và là khu Ramsar thứ ba của Việt Nam. (Ảnh: Wikipedia)



Viện Hải dương học - nơi lưu giữ và bảo tồn bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất Việt Nam. Viện này ở tỉnh Khánh Hòa, thành lập 1932, hiện lưu giữ và bảo tồn một bộ mẫu sinh vật biển lớn và quý, khoảng 20.000 mẫu của 5.000 loài thuộc các nhóm thực vật biển, hải miên, ruột khoang, thân mềm, giáp xác, giun nhiều tơ, da gai, sinh vật phù du, cá, bò sát, thú biển. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở Việt Nam và các vùng lân cận, kể cả một số mẫu cá nước ngọt ở Lào và Campuchia, có giá trị lớn phục vụ nghiên cứu về phân loại học, đa dạng sinh học biển và môi trường biển. (Ảnh: Wikipedia)



Nhà máy chế biến rác thải nilon thành dầu đầu tiên tại Việt Nam. Nhà máy được xây dựng tại bãi rác Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Dự án nhà máy xử lý rác thải tại Đà Nẵng có vốn đầu tư giai đoạn một là 120 tỷ và giai đoạn hai là 400 tỷ đồng. Cụ thể giai đoạn một tập trung vào công nghệ tái chế rác thải rắn (nilon) thành dầu, giai đoạn hai tái chế rác thải hữu cơ, rác thải xây dựng thành gạch không nung, than sinh học.

Ngày 20/4 năm nay, giai đoạn một của dự án đã hoàn thành và cho ra sản phẩm dầu công nghiệp được tái chế hoàn toàn từ nilon. Hiện nay, trên địa bàn Đà Nẵng, mỗi ngày bãi rác Khánh Sơn tiếp nhận 650 tấn rác thải trong đó có 8% là túi nilon.(Ảnh: VTC)




Công ty TNHH Intel Products Việt Nam ở Khu Công nghệ cao TP HCM đã khánh thành và đưa vào sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời lớn nhất tại Việt Nam vào ngày 23/4/2012. Intel đã đầu tư khoảng 1,1 triệu USD vào hệ thống năng lượng điện mặt trời, còn gọi là năng lượng sạch và xanh. Đây là hệ thống điện mặt trời lớn nhất tại Việt Nam và cũng là hệ thống điện mặt trời đầu tiên của Intel tại châu Á.

Hệ thống điện mặt trời tại Công ty Intel Việt Nam hoạt động trên tổng diện tích 3.270m2, được làm từ 1.092 tấm pin năng lượng mặt trời cùng 21 bộ biến điện được kết nối với nhau bởi hơn 10.000m dây cáp DC, 4.000m dây cáp chịu lực và 50.000kg ba-lat. Ảnh minh họa một nhà máy năng lượng mặt trời. (Ảnh: Wikipedia)


Hồ Thác Bà, hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Hồ cách Hà Nội 180km về phía tây, thuộc tỉnh Yên Bái, là hồ nước nhân tạo, tích nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà để phát điện và chống lũ lụt, hạn hán cho đồng bằng Bắc Bộ. Diện tích hồ 240km2, dung tích 2.900.000.000m3 nước, có hơn 1.300 hòn đảo nằm trên mặt hồ (trước đây các đảo này là những quả đồi). Hồ Thác Bà được ví như Vịnh Hạ Long trên miền sơn cước, được công nhận là quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1996. (Ảnh: Wikipedia)


Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam tại tỉnh Bình Thuận khởi công xây dựng vào năm 2008 và hoàn thành vào năm 2011, với vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Đây là nhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam được đưa vào hoạt động, có quy mô lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á.

Máy móc thiết bị chính gồm 20 tuabin gió, công suất 1,5Mw/tua bin; sải cánh quay: 77m; chiều cao cột tháp tua bin: 85m. tổng công suất nhà máy 30MW. Hiện nhà máy đã vận hành an toàn lên lưới điện quốc gia hơn 90 triệu KWh, đồng thời giảm lượng phát thải khí nhà kính 50.000 tấn CO2/năm.

0 Lốp xe từ thực vật thân thiện với môi trường

Hãng sản xuất lốp xe Apollo Vredestein (Hà Lan) vừa giới thiệu loại lốp xe với chất liệu chủ yếu từ thực vật, dễ phân hủy hơn cao su truyền thống.



Nguyên mẫu lốp xe được sản xuất bằng cách sử dụng cây bồ công anh của Nga và cây guayule (họ cúc). Nghiên cứu này được thực hiện tại phòng thí nghiệm Neiker-Tecnalia, một trong 12 trung tâm của châu Âu tham gia dự án EU-PEARLS. Theo đó Neiker-Tecnalia được phân công theo dõi các kiểu di truyền của loại cây bụi guayule có tên khoa học Parthenium argentatum và cây bồ công anh Nga (Taraxacum kok-saghyz). Hai loại thực vật này phát triển mạnh ở phía bắc và đông Âu.

Các nhà khoa học hy vọng từ thành công này sẽ thoát khỏi sự lệ thuộc vào cao su châu Á mà nguồn cung không còn dồi dào như trước và giá cả đang tăng lên. Trong khi đó cây guayule khá phổ biến tại Tây Ban Nha và cây bồ công anh Nga cũng là loại thực vật dễ trồng. Các nhà khoa học đang tìm cách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và gia tăng sản lượng của chúng. Một lợi thế khác là loại cao su mới này ít gây dị ứng như loại cao su tự nhiên từ cây Hevea brasiliensis.

Thông tin chi tiết hơn sẽ được các nhà nghiên cứu trình bày trong hội nghị về dự án EU-PEARLS vào ngày 24-25.9 tại Wageningen, Hà Lan.

0 Bàn chải đánh răng làm từ tre thân thiện với môi trường

Hai nhà sáng chế trẻ tại Mỹ dùng tre để chế tạo loại bàn chải đánh răng thân thiện với môi trường.

Phần lớn bàn chải đánh răng hiện này được sản xuất từ nhựa, loại nguyên liệu chỉ phân hủy sau hàng trăm năm. Vì thế, sau khi người ta vứt bàn chải nhựa, chúng tồn tại rất lâu và có thể gây nên nhiều vấn đề môi trường.


Toàn bộ nguyên liệu của bàn chải Bogobrush đều có nguồn gốc thiên nhiên. (Ảnh: Gizmag)

Heather và anh John McDougall, hai người con của một nha sĩ tại bang North Carolina, Mỹ, nảy ra ý tưởng chế tạo bàn chải đánh răng có khả năng phân hủy trong thời gian ngắn. Họ chọn tre, một loại nguyên liệu dồi dào, để chế tạo bàn chải mang tên Bogobrush, Gizmag đưa tin.

Chị em nhà McDougall dùng nguyên liệu thực vật để chế tạo lông bàn chải Bogobrush. Thời gian phân hủy hoàn toàn của nylon nhân tạo thường là 30 tới 40 năm, trong khi nylon thực vật phân hủy trong vòng một năm.

Để quảng bá sản phẩm, hai nhà sáng chế cam kết rằng họ sẽ áp dụng chính sách "bán một tặng một", nghĩa là họ bán được bao nhiêu bàn chải thì sẽ tặng bấy nhiêu chiếc.

"Chúng tôi cảm thấy phấn khởi khi nghĩ tới viễn cảnh tặng bàn chải Bogobrush cho những người thực sự cần chúng", cô Heather McDougall phát biểu.

Bàn chải Bogobush sẽ xuất hiện trên thị trường Mỹ từ năm 2013 với giá 10 USD mỗi chiếc. Hiện tại Bogobrush, tên của công ty sản xuất bàn chải do anh em nhà McDougall sáng lập, đã chấp nhận đơn đặt hàng trên mạng.

0 Bài toán xử lý rác thải y tế

Cả nước có trên 13,000 cơ sở y tế, trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 350 tấn rác thải rắn trong đó có trên 40 tấn rác thải nguy hại. 


Việc xử lý rác thải y tế còn quá nhiều bất cập bởi nguy cơ lây lan mầm bệnh nếu không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng và nếu chôn lấp có thể gây ô nhiễm nguồn nước và đến một lúc nào đó sẽ không còn đất để chôn lấp. Mặt khác, việc xử lý rác thải nguy hại bằng lò thiêu ngoài trời, thủ công đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm cũng như thải ra rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân.

 
Hiện cả nước có khoảng 200 lò đốt chất thải rắn y tế đang vận hành. Các lò đốt này sử dụng công nghệ đốt chuyên dụng có nhiệt độ từ 800 đến 1200 để đốt chất thải rắn y tế. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện đã bỏ những lò đốt rác thải y tế này vì nó không có hệ thống xử lý khí thải nên phát sinh ra môi trường nhiều chất độc hại như: Dioxin, Furan ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người. 
 
TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Môi trường Bộ Y tế nói: "Thế giới đang xu hướng đã loại bỏ công nghệ đốt vì nó có thể thải ra những chất khó phân huỷ như: Dioxin, Furan hoặc những chất khó phân huỷ khác và rất khó kiểm soát được những công nghệ đốt này. Chẳng hạn như: một mẫu xét nghiệm Dioxin là khoảng 2,000 USD, nhiều lò đốt không có bộ phận xử lý Dioxin. Như vậy, nguy cơ gây ô nhiễm là rất lớn".
 
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đầu tư thử nghiệm 6 lò đốt chất thải rắn y tế bằng công nghệ "Vi sóng kết hợp hơi nước bão hoà" tại một số bệnh viện có tỷ lệ rác thải ngay hại cao như: bệnh viện Phổi TƯ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ. Theo các chuyên gia ưu điểm của công nghệ này là sinh nhiệt từ bên trong vi sinh vật, nên khả năng khử khuẩn rất cao và nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng.
 
TS. BS Vũ Xuân Phú, Phó GĐ Bệnh viện Phổi TƯ nói: "Công nghệ hấp vi sóng sử dụng điện năng và tái sử dụng được chất thải thông dụng, cũng như một số chất thải sắc nhọn nguy hại bằng công nghệ hấp nghiền... Về mặt lao động chỉ cần một nhân viên kỹ thuật là đủ phối hợp với mạng lưới thu gom tại các khoa phòng và không độc hại khi vận hành một lò khói và các chất độc khác".
 
TS.BS Jorge Emmanuel, cố vấn dự án Quỹ môi trường toàn cầu UNDP nói: "Công nghệ không đốt đang là một xu thế của thế giới vì nó không thải ra khí độc hại. Ưu điểm của công nghệ này là phát huy được hiệu quả cao đối với các chất thải lây nhiễm, chi phí vận hành thấp, không gây ô nhiễm môi trường thứ phát.Với công nghệ này, có thể sử dụng với quy mô nhỏ, hoặc quy mô lớn, ví dụ, công nghệ không đốt này có thể được sử dụng để xử lý toàn bộ chất thải ở Hà Nội".
 
Hiện, Bộ Y tế đang xây dựng đề án đầu tư lò đốt không khói cho một số bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức... vì lượng rác thải rắn y tế của các bệnh viện này trung mỗi ngày gần 7 tấn. Tuy nhiên, đầu tư ban đầu cho một lò đốt rác không khói công nghệ "vi sóng kết hợp hơi nước bão hoà",  khá cao khoảng 5 tỷ đồng.

0 Rùng mình với những con số trong ô nhiễm môi trường

Báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình trạng ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp, khiến nhiều người rùng mình. Trung bình mỗi năm có khoảng 19.600 tấn vỏ bao thuốc BVTV và phân bón thải ra môi trường; lượng phân bón dùng trong nông nghiệp tăng 517% trong vòng 25 năm qua nhưng có tới 2/3 trong số đó không được cây trồng hấp thụ.


Những con số biết nói


Theo tính toán, riêng năm 2010, khoảng 60-65% lượng phân đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55-60% lượng lân (2,07 triệu tấn và 55-60% kali (344 nghìn tấn) được bón vào đất nhưng cây trồng không hấp thụ, tác động tiêu cực đến nông nghiệp và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Trong chăn nuôi, khoảng 60% chất thải rắn chưa qua xử lý đổ thẳng ra môi trường, xuống hệ thống thoát nước, kênh mương. Số lượng phân không được xử lý và tái sử dụng chính là nguồn gốc cung cấp khí CO2, N2O làm trái đất nóng lên. Chưa kể nguồn chất thải phát tán của vật nuôi gây lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở nhiều địa phương trong thời gian qua.

Điều đáng lo ngại hơn cả là việc nông dân sử dụng thuốc BVTV một cách bừa bãi đã ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước, đất gây độc bầu khí quyển, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và gây mất cân bằng sinh thái, tiêu diệt các loài sinh vật có ích… Qua khảo sát tại một số huyện ngoại thành Hà Nội, nhiều nông dân không đọc được hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì thuốc, cứ sử dụng theo cảm tính, mua và phun theo thói quen…

Theo bà Hán Thị Lâm, thôn Chu Châu, xã Minh Châu (huyện Ba Vì), trước đây người dân địa phương thường làm cỏ bằng phương pháp thủ công thì nay chỉ cần mua thuốc rồi phun trực tiếp vào cỏ, chỉ vài ngày cỏ sẽ chết khô. Bà Lâm cho biết, chỉ cần bỏ ra từ 35.000-40.000 đồng mua một lọ thuốc phun trực tiếp lên đất, cỏ không thể mọc được, nếu cỏ mọc tốt thì phun thuốc tăng thêm liều lượng.

Một kết quả gần đây của Bộ NN&PTNT cho thấy, hiện nay khoảng 35% số người sử dụng thuốc BVTV phòng, trừ các đối tượng côn trùng, dịch hại, sâu bệnh không hề đọc được nhãn thuốc, 94% số hộ sử dụng thuốc BVTV không theo hướng dẫn trên bao bì. Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, với việc sử dụng phân bón chưa đúng kỹ thuật, phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu tự phát, thiếu quy hoạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ thiếu hệ thống thu gom, xử lý chất thải và sự mù mờ của một bộ phận nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ trong sản xuất đã gây ô nhiễm nặng nề môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế bền vững và sức khỏe cộng đồng.

Hướng cộng đồng bảo vệ môi trường

Tại lễ công bố báo cáo môi trường quốc gia vừa tổ chức tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TN-MT Phạm Khôi Nguyên cho rằng, nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức suy thoái về môi trường, trở thành những vấn đề "nóng" và là mối quan tâm của toàn xã hội. Mặc dù cơ quan chức năng đã tăng cường quản lý, nhưng môi trường nói chung và môi trường sản xuất nông nghiệp nói riêng bị xâm hại làm cho đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng, an ninh môi trường bị đe dọa… Để hạn chế những tác động xấu tới môi trường, cần có các giải pháp toàn diện và tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. Quan trọng nhất là tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, Việt Nam có thể chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP mỗi năm. Và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn… có xu hướng sẽ gia tăng, kéo theo hệ quả là tác động tới đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ngày càng trầm trọng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt xung đột về môi trường, điển hình là xung đột lợi ích giữa các nhóm cộng đồng trong khai thác sử dụng tài nguyên, giữa những nhóm gây ô nhiễm và cộng đồng bị ô nhiễm.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang có chiều hướng xấu đi, mức độ suy thoái đã trở nên cấp bách. Với mức độ lạm dụng phân bón, thuốc BVTV tràn lan như hiện nay và việc tùy tiện xả chất thải rắn từ chăn nuôi ra môi trường chưa qua xử lý… thì khó có thể phát triển nền nông nghiệp ổn định, bền vững.
 

Hút bể phốt Copyright © 2012