Sử dụng quá nhiều thuốc thực vật, những trận lũ lớn, sự phát triển công nghiệp... là một số nguyên nhân có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước ở Ninh Thuận.
Tỉnh Ninh Thuận có lượng mưa trung bình phổ biến từ 800 mm đến 1.200 mm, song lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng trung bình nhiều năm lại có trị số cao tới 1.800-1.900 mm. Bởi vậy, dòng chảy nước mặt được sản sinh từ mưa chỉ có khoảng hai tỷ mét khối và được bổ sung khoảng một tỷ mét khối từ ngoài tỉnh.
Rác thải bị vứt vô ý thức làm ô nhiễm nguồn nước. Ảnh minh họa
Theo con số thống kê, bình quân lượng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam có tới 25.000 m3/ha trong một năm, trong khi Ninh thuận chỉ có hơn 8.000 m3/ha trong một năm. Nói chung, đây là một vùng nghèo về nước mặt, do đó cần có phương án sử dụng tối ưu nguồn nước có được và chú trọng về chất lượng của nó. Đặc biệt, chúng ta nên tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Thứ nhất, Ninh Thuận có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Về trồng trọt, ngoài lúa nước, chúng ta có những vùng chuyên canh các loại cây đặc thù như: nho, dưa hấu, hành, tỏi, ớt… thưòng xuyên phải sử dụng phân bón hóa chất vi lượng và thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Về chăn nuôi, hệ thống các trang trại bò, dê, cừu… rất phát triển nhưng phương pháp chăn thả lại tự do, thiếu quy hoạch. Do đó, khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ các hóa chất có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, từ chất thải trang trại chăn nuôi đều rất cao.
Thứ hai, tỉnh Ninh Thuận đã và sẽ đưa vào sử dụng một số hồ chứa nước thủy lợi như: Sông Sắt, Sông Trâu, Tân Giang, Suối Lớn, Nước Ngọt, Tân Mỹ, Phước Trung… Điều này làm cho dòng chảy môi trường trên các sông suối bị hạ thấp, giảm đi khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Ngoài ra, phía thượng lưu lòng hồ độ phì dưỡng tăng cao đột ngột, tạo điều kiện cho các loại tảo sinh trưởng nhanh, tác động không tốt, trực tiếp gây ô nhiễm tới môi trường nước. Trong thời gian thi công xây dựng các hồ, hàm lượng phù sa của nước sông, suối cũng tăng lên đáng kể do ô nhiễm chất thải rắn.
Mưa lũ cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Ảnh minh họa
Thứ ba, hàng năm, vào mùa mưa lũ, đặc biệt tháng 10 và 11 thường xuất hiện những trận lũ lớn. Nhiều khu vực trũng thấp tập trung dân cư đông đúc bị ngập sâu trong biển nước ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến môi trường nước và sức khỏe của nhân dân. Ngược lại, về mùa cạn, lượng nước mặt thiếu hụt nghiêm trọng. Theo tính toán trên sông Cái Phan Rang lượng nước sinh ra trên mỗi đơn vị diện tích lưu vực trong một đơn vị thời gian, gọi là mô đun dòng chảy lũ cực đại có thể đến 1.600l/s/km2, còn mô đun dòng chảy mùa cạn có lúc chỉ còn 10/l/s/km2. Đây là nguyên nhân làm cho dòng chảy mất khả năng tự làm sạch, tăng khả năng cho nước biển xâm nhập, dẫn đến một phần diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm mặn.
Thứ tư là sự phát triển của công nghiệp. Một số hình thức khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy chế biến nông sản, hải sản có lượng chất thải đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước rất cao, nếu không có biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ.
Thứ năm, xuất phát từ chính ý thức của cộng đồng xã hội đối xử với nguồn nước. Dù khách quan hay chủ quan, nhưng hiện tượng vứt rác thẳng xuống dòng sông hay tạo các bãi rác ngay tại các bến sông, chăn thả gia súc tự do, phóng uế bừa bãi nơi ven sông, bờ suối… đều gây ô nhiễm nguồn nước và làm mất đi mỹ quan của dòng sông.
Thưòng xuyên phải sử dụng phân bón hóa chất vi lượng và thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao gây ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa
Trong thực tế kiểm soát nguồn nước, chúng ta có thể thông qua điều tra, khảo sát tại thực địa để xác định các nguồn nước thải tập trung và kiểm soát chúng. Với các nguồn thải phân tán chỉ có thể kiểm soát và hạn chế chúng thông qua các biện pháp thu gom, quản lý chặt chẽ rác thải, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, động viên họ tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Việc quản lý, bảo vệ nguồn nước muốn thực hiện được kết quả cần phải sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp; có sự tổ chức tốt dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, cũng sự ủng hộ của cộng đồng dân cư.
Tỉnh Ninh Thuận có lượng mưa trung bình phổ biến từ 800 mm đến 1.200 mm, song lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng trung bình nhiều năm lại có trị số cao tới 1.800-1.900 mm. Bởi vậy, dòng chảy nước mặt được sản sinh từ mưa chỉ có khoảng hai tỷ mét khối và được bổ sung khoảng một tỷ mét khối từ ngoài tỉnh.
Rác thải bị vứt vô ý thức làm ô nhiễm nguồn nước. Ảnh minh họa
Theo con số thống kê, bình quân lượng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam có tới 25.000 m3/ha trong một năm, trong khi Ninh thuận chỉ có hơn 8.000 m3/ha trong một năm. Nói chung, đây là một vùng nghèo về nước mặt, do đó cần có phương án sử dụng tối ưu nguồn nước có được và chú trọng về chất lượng của nó. Đặc biệt, chúng ta nên tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Thứ nhất, Ninh Thuận có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Về trồng trọt, ngoài lúa nước, chúng ta có những vùng chuyên canh các loại cây đặc thù như: nho, dưa hấu, hành, tỏi, ớt… thưòng xuyên phải sử dụng phân bón hóa chất vi lượng và thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Về chăn nuôi, hệ thống các trang trại bò, dê, cừu… rất phát triển nhưng phương pháp chăn thả lại tự do, thiếu quy hoạch. Do đó, khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ các hóa chất có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, từ chất thải trang trại chăn nuôi đều rất cao.
Thứ hai, tỉnh Ninh Thuận đã và sẽ đưa vào sử dụng một số hồ chứa nước thủy lợi như: Sông Sắt, Sông Trâu, Tân Giang, Suối Lớn, Nước Ngọt, Tân Mỹ, Phước Trung… Điều này làm cho dòng chảy môi trường trên các sông suối bị hạ thấp, giảm đi khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Ngoài ra, phía thượng lưu lòng hồ độ phì dưỡng tăng cao đột ngột, tạo điều kiện cho các loại tảo sinh trưởng nhanh, tác động không tốt, trực tiếp gây ô nhiễm tới môi trường nước. Trong thời gian thi công xây dựng các hồ, hàm lượng phù sa của nước sông, suối cũng tăng lên đáng kể do ô nhiễm chất thải rắn.
Mưa lũ cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Ảnh minh họa
Thứ ba, hàng năm, vào mùa mưa lũ, đặc biệt tháng 10 và 11 thường xuất hiện những trận lũ lớn. Nhiều khu vực trũng thấp tập trung dân cư đông đúc bị ngập sâu trong biển nước ô nhiễm, gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến môi trường nước và sức khỏe của nhân dân. Ngược lại, về mùa cạn, lượng nước mặt thiếu hụt nghiêm trọng. Theo tính toán trên sông Cái Phan Rang lượng nước sinh ra trên mỗi đơn vị diện tích lưu vực trong một đơn vị thời gian, gọi là mô đun dòng chảy lũ cực đại có thể đến 1.600l/s/km2, còn mô đun dòng chảy mùa cạn có lúc chỉ còn 10/l/s/km2. Đây là nguyên nhân làm cho dòng chảy mất khả năng tự làm sạch, tăng khả năng cho nước biển xâm nhập, dẫn đến một phần diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm mặn.
Thứ tư là sự phát triển của công nghiệp. Một số hình thức khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy chế biến nông sản, hải sản có lượng chất thải đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước rất cao, nếu không có biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ.
Thứ năm, xuất phát từ chính ý thức của cộng đồng xã hội đối xử với nguồn nước. Dù khách quan hay chủ quan, nhưng hiện tượng vứt rác thẳng xuống dòng sông hay tạo các bãi rác ngay tại các bến sông, chăn thả gia súc tự do, phóng uế bừa bãi nơi ven sông, bờ suối… đều gây ô nhiễm nguồn nước và làm mất đi mỹ quan của dòng sông.
Thưòng xuyên phải sử dụng phân bón hóa chất vi lượng và thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao gây ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa
Trong thực tế kiểm soát nguồn nước, chúng ta có thể thông qua điều tra, khảo sát tại thực địa để xác định các nguồn nước thải tập trung và kiểm soát chúng. Với các nguồn thải phân tán chỉ có thể kiểm soát và hạn chế chúng thông qua các biện pháp thu gom, quản lý chặt chẽ rác thải, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, động viên họ tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Việc quản lý, bảo vệ nguồn nước muốn thực hiện được kết quả cần phải sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp; có sự tổ chức tốt dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, cũng sự ủng hộ của cộng đồng dân cư.