Nhận giải thưởng danh giá Kovalevskaia năm 2011, hiện đang nghiên cứu các công nghệ xúc tác ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Với chị, tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ một niềm đam mê khoa học và mong muốn bảo vệ một môi trường khỏi độc hại.
Ảnh do nhân vật cung cấp.
Chị là PGS-TS Vũ Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (Bộ Công thương), Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc hóa dầu - người được mệnh danh là “bác sĩ” của môi trường...
Từng nhận nhiều giải thưởng, học bổng của các trung tâm, trường đại học danh tiếng của nước ngoài, có những công trình gây tiếng vang: Quy trình công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học biodiesel được chọn trưng bày và giới thiệu như thành tựu khoa học công nghệ Việt Nam vào dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Quy trình công nghệ sản xuất dung môi sinh học thay thế dần các dung môi dầu mỏ độc hại, ô nhiễm môi trường được bình chọn 1 trong 5 sáng chế của ngành hóa học quốc tế..., đáng ra, Vũ Thị Thu Hà hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một môi trường làm việc hoàn hảo nhất, nhưng không, chị vẫn trở về, làm việc và cống hiến cho nền khoa học nước nhà.
“Sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận công tác tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Được cơ quan ủng hộ, tôi tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ trong vòng chưa đầy 3 năm (từ 1996 – 1999)” - PGS-TS Thu Hà chia sẻ.
Thời bấy giờ, điều kiện tại Việt Nam không thể giúp chị thực hiện đề tài, chị trở lại Pháp. PGS-TS Thu Hà tâm sự: “Khi được cử sang Pháp thực tập sau Tiến sĩ vào năm 2001, dù Viện còn nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ tôi thôi ý định trở về”. Làm việc và cống hiến hết mình cho sự nghiệp nghiên cứu tại Viện, PGS-TS Vũ Thị Thu Hà và các đồng nghiệp đã để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lĩnh vực lọc hóa dầu. Bản thân chị là người đầu tiên nghiên cứu công nghệ xúc tác ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Điển hình như công trình "Công nghệ sản xuất dung môi sinh học từ các nguồn nguyên liệu tái tạo" được chị lên ý tưởng và cùng đồng nghiệp thực hiện trong 2 năm (2008 - 2010). Kết quả đã cho ra đời công nghệ sản xuất hỗn hợp dung môi sinh học với thành phần chính là metyl este dầu thực vật và este etyl lactate từ các nguồn nguyên liệu nông nghiệp. Công trình khi ứng dụng góp phần khắc phục thói quen sử dụng dung môi nguồn gốc hóa thạch, bằng dung môi nguồn gốc thực vật vốn có nhiều ưu điểm hơn như: khả năng hòa tan tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe, có khả năng phân hủy sinh học… Kết quả nghiên cứu đã nhanh chóng được nhiều nước trên thế giới ứng dụng.
Tuy nhiên, để có được thành công, theo PGS-TS Hà, đó là nhờ có sự hậu thuẫn từ gia đình và sự đoàn kết, hợp đồng của đồng nghiệp, bởi vì làm khoa học với nam đã khó, nhưng với nữ, cái khó nhân lên gấp đôi. “Phụ nữ còn phải chia sẻ quỹ thời gian cho gia đình, con cái; đồng thời còn công việc xã hội. Tuy nhiên, tôi may mắn vì có một hậu phương vững chắc luôn ủng hộ mình trong công việc” - chị bộc bạch.
20 năm công tác tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, PGS-TS Hà đã chủ trì 19 đề tài và tham gia 12 đề tài nghiên cứu khoa học cá cấp Nhà nước, bộ và tập đoàn. Chị đã nghiên cứu thành công nhiều quy trình công nghệ như: Sản xuất nhiên liệu sinh học, sorbitol, vật liệu xúc tac dị thể cấu trúc nano, tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trường, phục vụ phát triển bền vững. |
“Sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận công tác tại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Được cơ quan ủng hộ, tôi tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ trong vòng chưa đầy 3 năm (từ 1996 – 1999)” - PGS-TS Thu Hà chia sẻ.
Thời bấy giờ, điều kiện tại Việt Nam không thể giúp chị thực hiện đề tài, chị trở lại Pháp. PGS-TS Thu Hà tâm sự: “Khi được cử sang Pháp thực tập sau Tiến sĩ vào năm 2001, dù Viện còn nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ tôi thôi ý định trở về”. Làm việc và cống hiến hết mình cho sự nghiệp nghiên cứu tại Viện, PGS-TS Vũ Thị Thu Hà và các đồng nghiệp đã để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lĩnh vực lọc hóa dầu. Bản thân chị là người đầu tiên nghiên cứu công nghệ xúc tác ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Điển hình như công trình "Công nghệ sản xuất dung môi sinh học từ các nguồn nguyên liệu tái tạo" được chị lên ý tưởng và cùng đồng nghiệp thực hiện trong 2 năm (2008 - 2010). Kết quả đã cho ra đời công nghệ sản xuất hỗn hợp dung môi sinh học với thành phần chính là metyl este dầu thực vật và este etyl lactate từ các nguồn nguyên liệu nông nghiệp. Công trình khi ứng dụng góp phần khắc phục thói quen sử dụng dung môi nguồn gốc hóa thạch, bằng dung môi nguồn gốc thực vật vốn có nhiều ưu điểm hơn như: khả năng hòa tan tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe, có khả năng phân hủy sinh học… Kết quả nghiên cứu đã nhanh chóng được nhiều nước trên thế giới ứng dụng.
Tuy nhiên, để có được thành công, theo PGS-TS Hà, đó là nhờ có sự hậu thuẫn từ gia đình và sự đoàn kết, hợp đồng của đồng nghiệp, bởi vì làm khoa học với nam đã khó, nhưng với nữ, cái khó nhân lên gấp đôi. “Phụ nữ còn phải chia sẻ quỹ thời gian cho gia đình, con cái; đồng thời còn công việc xã hội. Tuy nhiên, tôi may mắn vì có một hậu phương vững chắc luôn ủng hộ mình trong công việc” - chị bộc bạch.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét