Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

0 Bài toán xử lý rác thải y tế

Cả nước có trên 13,000 cơ sở y tế, trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 350 tấn rác thải rắn trong đó có trên 40 tấn rác thải nguy hại. 


Việc xử lý rác thải y tế còn quá nhiều bất cập bởi nguy cơ lây lan mầm bệnh nếu không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng và nếu chôn lấp có thể gây ô nhiễm nguồn nước và đến một lúc nào đó sẽ không còn đất để chôn lấp. Mặt khác, việc xử lý rác thải nguy hại bằng lò thiêu ngoài trời, thủ công đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm cũng như thải ra rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân.

 
Hiện cả nước có khoảng 200 lò đốt chất thải rắn y tế đang vận hành. Các lò đốt này sử dụng công nghệ đốt chuyên dụng có nhiệt độ từ 800 đến 1200 để đốt chất thải rắn y tế. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện đã bỏ những lò đốt rác thải y tế này vì nó không có hệ thống xử lý khí thải nên phát sinh ra môi trường nhiều chất độc hại như: Dioxin, Furan ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người. 
 
TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Môi trường Bộ Y tế nói: "Thế giới đang xu hướng đã loại bỏ công nghệ đốt vì nó có thể thải ra những chất khó phân huỷ như: Dioxin, Furan hoặc những chất khó phân huỷ khác và rất khó kiểm soát được những công nghệ đốt này. Chẳng hạn như: một mẫu xét nghiệm Dioxin là khoảng 2,000 USD, nhiều lò đốt không có bộ phận xử lý Dioxin. Như vậy, nguy cơ gây ô nhiễm là rất lớn".
 
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đầu tư thử nghiệm 6 lò đốt chất thải rắn y tế bằng công nghệ "Vi sóng kết hợp hơi nước bão hoà" tại một số bệnh viện có tỷ lệ rác thải ngay hại cao như: bệnh viện Phổi TƯ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ. Theo các chuyên gia ưu điểm của công nghệ này là sinh nhiệt từ bên trong vi sinh vật, nên khả năng khử khuẩn rất cao và nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng.
 
TS. BS Vũ Xuân Phú, Phó GĐ Bệnh viện Phổi TƯ nói: "Công nghệ hấp vi sóng sử dụng điện năng và tái sử dụng được chất thải thông dụng, cũng như một số chất thải sắc nhọn nguy hại bằng công nghệ hấp nghiền... Về mặt lao động chỉ cần một nhân viên kỹ thuật là đủ phối hợp với mạng lưới thu gom tại các khoa phòng và không độc hại khi vận hành một lò khói và các chất độc khác".
 
TS.BS Jorge Emmanuel, cố vấn dự án Quỹ môi trường toàn cầu UNDP nói: "Công nghệ không đốt đang là một xu thế của thế giới vì nó không thải ra khí độc hại. Ưu điểm của công nghệ này là phát huy được hiệu quả cao đối với các chất thải lây nhiễm, chi phí vận hành thấp, không gây ô nhiễm môi trường thứ phát.Với công nghệ này, có thể sử dụng với quy mô nhỏ, hoặc quy mô lớn, ví dụ, công nghệ không đốt này có thể được sử dụng để xử lý toàn bộ chất thải ở Hà Nội".
 
Hiện, Bộ Y tế đang xây dựng đề án đầu tư lò đốt không khói cho một số bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức... vì lượng rác thải rắn y tế của các bệnh viện này trung mỗi ngày gần 7 tấn. Tuy nhiên, đầu tư ban đầu cho một lò đốt rác không khói công nghệ "vi sóng kết hợp hơi nước bão hoà",  khá cao khoảng 5 tỷ đồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Hút bể phốt Copyright © 2012