Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

0 Hồ Hà Nội - Suy thoái trầm trọng

TS Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường & Cộng đồng, cho biết hồ Hà Nội vẫn trong đà suy thoái, ô nhiễm từ các nguồn điểm và các nguồn không điểm.

ho[-]ha[-]Noi
Từ hồ cho đến những con sông chảy qua TP Hà Nội nước đen ngòm, rác trôi nổi trên mặt hồ (Ảnh công nhân vệ sinh đang vốt rác)
 
Tại hội thảo về biến đổi khí hậu mới đây ở tỉnh Quảng Ninh, TS Nguyễn Ngọc Lý cho biết phần lớn các hồ ô nhiễm chất hữu cơ do nước thải sinh hoạt và rác thải từ gia đình và cộng đồng thải xuống hồ, có cả rác lớn như đồ đạc cũ trong nhà, đồ tế lễ, bát hương.
 
“Hành lang bờ của hồ là nơi rất bẩn do dân vô ý thức xả các loại rác như túi nilon, giấy kẹo, giấy bọc hàng quán, tích tụ...” bà Lý nhấn mạnh.
 
Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường & Cộng đồng năm 2010 Hà Nội có 120 hồ, ao, đầm, thủy vực lớn nhỏ trong sáu quận nội thành Hà Nội. Phần lớn các hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ. 71% hồ có yếu tố sinh hóa vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong đó 14% hồ ô nhiễm chất hữu cơ nặng, 25% hồ ô nhiễm nặng và 32% có dấu hiệu ô nhiễm.
 
Rõ ràng các hồ ít nhiều đóng vai trò điều hòa trong hệ thống thoát nước mưa của đô thị có địa hình bằng phẳng như Hà Nội, góp phần cải  thiện khí hậu một khu vực nhỏ hoặc lớn tùy  theo diện  tích hồ, tạo mặt thoáng cho gió thổi vào phố phường, hạn chế hiệu ứng đảo nhiệt của đô thị - theo TS Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị & Phát triển Hạ tầng.
 
Tuy nhiên, đa phần các hồ ở Hà Nội bị ô nhiễm do tiếp nhận nước thải, chất thải biến những hồ trở thành những điểm nóng về môi trường - TS Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường&Cộng đồng, bổ sung. 

 
 
Nói ngay Hồ Tây - có diện tích 500, là hồ lớn nhất Đồng bằng Bắc Bộ - được xếp vào danh sách các hồ được bão tồn trên thế giới cũng bị ô nhiễm nước như nhiều hồ khác ở Hà Nội, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ - theo nghiên cứu của GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái Học Việt Nam.
 
“Hồ Tây bị ô nhiễm bởi các nguồn thải từ vùng lưu vực của các hoạt động du lịch trên hồ, kể cả các chất thải rắn”, GS.TS Yên chia sẻ.
 
Không chỉ gây ô nhiễm, “Do sự gia tăng dân số, tình trạng bê tông hóa, hệ thống cống rãnh do Pháp làm không được duy trì bảo dưỡng, nạo vét dẫn đến TP Hà Nội cứ mưa một tiếng là ngập cả tuần”, TS Lý thẳng thắn, “Kè hồ là giết chết hồ. Việc kè Hồ Tây đã giết chết hệ sinh thái tự nhiên, gây ra úng lụt cục bộ.”
 
Trước thực trạng đó, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường&Cộng đồng đang triển khai mô hình riêng phù hợp để bảo vệ hồ trong đó có sự tham gia của cộng đồng. Dự kiến đầu năm 2013, Trung tâm tiến hành cải tạo ba hồ, nếu thành công thì làm tiếp tại các hồ khác trong TP.
 
Theo TS Liêm, để tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia có hiệu quả vào chương trình, nên thành lập câu lạc bộ “Hồ Hà Nội” nhằm tập hợp các nhân sĩ, trí thức, sử gia, văn nghệ sĩ, doanh  nhân,  chuyên  gia môi  trường,  nhà  quy  hoạch,  kiến  trúc  sư,  sinh  viên  học sinh và bất cứ ai tự nguyện  góp tiếng nói và sức lực vào bảo vệ và tôn tạo hệ thống hồ Hà Nội, tham gia đôn đốc và giám sát quá trình thực hiện các dự án có liên quan đến hồ.
 
Câu lạc bộ hồ Hà Nội có vai trò nòng cốt trong thực hiện chương trình nâng cao nhận thức đối với tầm quan trọng của hệ thống hồ và sự cần thiết phải bảo vệ và tôn tạo cảnh quan hồ.
 
GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái Học Việt Nam, cho rằng TP Hà Nội nên bắt đầu cải tạo cảnh quan, môi trường Hồ Tây để hướng nơi đây thành địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong tương lai.
Giai đoạn 2011 – 2013, TP Hà Nội triển khai cải tạo 10 hồ theo phương thức BT (xây dựng – chuyển giao) gồm hồ Đình làng Phú Gia (quận Tây Hồ); hồ Đầm Mực (huyện Thanh Trì); hồ Trạm Xá và hồ Ao ươm Đản Dị (huyện Đông Anh); hồ Ao Cửa Làng và Ao cá Bác Hồ (quận Hoàng Mai); cụm hồ Lò Gạch (huyện Từ Liêm); hồ Đức Diễn, hồ Đình Quán, hồ Chuối (huyện Từ Liêm); hồ Đầu Băng (quận Long Biên); hồ thôn Huỳnh Cung (huyện Thanh Trì); hồ Cửa chùa Nam Dư (quận Hoàng Mai); hồ Ao cá giống (quận Tây Hồ).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Hút bể phốt Copyright © 2012